Hộ kinh doanh cá thể có cần phải lấy hoá đơn đầu vào không?

Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên trong cùng một gia đình đứng ra thành lập và người thành lập phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động của hộ kinh doanh

1. Khái niệm hóa đơn đầu vào?

Pháp luật hiện hành quy định trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh các cá nhân, tổ chức cần phải có những giấy tờ để chứng minh về nguồn gốc của các loại hàng hóa mà mình kinh doanh để xác định hàng hóa của mình kinh doanh là loại hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Một trong những giấy tờ chứng minh về nguồn gốc của hàng hóa có thể là các loại hóa đơn đầu vào, ta có thể hiểu hóa đơn đầu vào là những loại hóa đơn được các tổ chức kinh doanh sử dụng các hóa đơn này được sử dụng vào mục  đích để thanh toán cho các hoạt động mua sắm hàng hóa, mua các loại vật tư, vật liệu cũng như là để thanh toán các dịch vụ …..

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có các loại hóa đơn đầu vào ví dụ như: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng,….

2. Hộ kinh doanh có cần thiết phải có hóa đơn đầu vào không?

Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như quy mà mà các hộ kinh doanh sẽ có thể áp dụng các phương pháp tính thuế khác. Hiện nay, hộ kinh doanh có thể áp dụng các phương pháp tính thuế như sau:

– Hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp kê khai: Phương pháp tính thuế này thường được áp dụng đối với những hộ kinh doanh hoặc những cá nhân kinh doanh kinh doanh với quy mô lớn hoặc những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhu cầu áp dụng phương pháp kê khai để tính thuế;

– Hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp khoán: Phương pháp này được hiểu là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khoán cho cơ quan thuế một mức doanh thu ổn định trong năm để làm căn cứ tính thuế;

– Hộ kinh doanh tính thuế theo phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: Đây là phương pháp tính thuế áp dụng đối với những hộ kinh doanh hoặc những cá nhân kinh doanh nhưng thời gian kinh doanh không thường xuyên và khi họ kinh doanh thì sẽ không có địa điểm kinh doanh cố định;

Do đó, ta có thể nhận thấy việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của hộ kinh doanh không căn cứ vào hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình thì hộ kinh doanh nên có các hóa đơn để vào nhằm mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng như là giúp hộ kinh doanh có thể dễ dàng hơn trong việc giải trình với cơ quan thuế khi có phát sinh các hoạt động kiểm tra về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Mặt khác, tại thời điểm hiện tại theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với các hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai thì hộ kinh doanh sẽ có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ xác định số tiền thuế mà hộ kinh doanh có trách nhiệm phải nộp cho cơ quan thuế. Khi áp dụng phương pháp kê khai này thì hộ kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm chỉnh về các chế độ kế toán và hóa đơn chứng từ trong đó việc đảm bảo đầy đủ hóa đơn đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là điều cần thiết trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh.

3. Mức phạt khi hộ kinh doanh không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

Như đã được nêu ở trên thì hiện tại chưa có quy định bắt buộc nào hộ kinh doanh cần phải cung cấp hóa đơn đầu vào, tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh cũng cần phải có những giấy tờ để chứng minh về nguồn gốc các loại hàng hóa mà đơn vị mình cung cấp cho người tiêu dùng. Nếu trong trường hợp trong quá trình kinh doanh, hộ kinh doanh không chứng minh được về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, mức phạt sẽ tùy thuộc và mức vi phạm của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

– Trường hợp kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 1 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 7 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 30 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 40 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 15 triệu đến 20 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 70 triệu đến dưới 100 triệu thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 30 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng;

– Trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 100 triệu đồng trở lên thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng;

– Đối với những trường hợp hàng hóa vi phạm là các loại hàng hóa dưới đây thì mức phạt tiền sẽ là phạt tiền gấp đôi với mức đã được nêu ở trên:

  • Hàng hóa là thực phẩm, là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất để dùng bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
  • Hàng hóa là các chất tẩy rửa, các loại hóa chất, chế phẩm để diệt côn trùng, các chất diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dùng và y tế, các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất phải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, các chất kích thích tăng trưởng, các loại giống cây trồng, giống vật nuôi và các giống thủy sản cũng như là thức ăn thủy sản;
  • Những loại hàng hóa là các loại hàng hóa thuộc các danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN TÂM LỘC PHÁT

Địa chỉ: 23/5/2 TA16, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0917.51.82.86 hoặc 0908.36.91.55

Email: [email protected]

Website: ketoantamlocphat.com

Fanpage: https://www.facebook.com/ketoantamlocphat

Đánh giá bài viết

Dịch vụ kế toán TPHCM - Tâm Lộc Phát

Luôn đi đầu trong lĩnh vực kế toán thuế, tư vấn pháp lý, mang đến giải pháp tổng thể giúp tiết kiệm chi phí & tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

icon zalo
nhắn tin facebook
091 751 82 86 gọi điện thoại